ĐẦU TRANG

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

HUYỆN BẾN LỨC CẦU BẾN LỨC TỈNH LONG AN VN 2011

HUYỆN BẾN LỨC CẦU BẾN LỨC TỈNH LONG AN VN 2011

AT 6

FilmstripCameraSchoolLightningStorm cloudWorkSchool busGỒM 5 MỤC :
1 -  BẾN LỨC CẦU BẾN LỨC TỈNH LONG AN
2 -  PHIM TRƯỜNG HAPPYLAND
3 -  CƠN MƯA TẠI CẦU BẾN LỨC
4 -  LỤT TẠI Q. BÌNH TÂN VÀ Q. 6 SAU CƠN MƯA NGÀY 10/11/2011
      TẠI TPHCM
5 -  BẾN XE BUS CHOLON TPHCM
6 -  ĐỊA LÝ LỊCH SỬ BẾN LỨC TỈNH LONG AN
Graphic

1 - FilmstripCamera BẾN LỨC CẦU BẾN LỨC TỈNH LONG AN

Camera HÌNH ẢNH
IMG_0011IMG_0010

IMG_0012IMG_0017

IMG_0019IMG_0037

IMG_0039IMG_0083

IMG_0098IMG_0152

IMG_0062IMG_0151

CameraWorkHỘP ẢNH

FilmstripCameraVIDEO VÀ SLIDE SHOW

5 VIDEO BEN LUC CAU BẾN LUC

Bến xe tạI chân cầu QL 1A cầu BLức

2 - FilmstripUmbrellaWorkGoatPHIM TRƯỜNG HAPPYLAND

CameraHÌNH ẢNH  chụp ngày 10/11/2011 trước 1 ngày khởI công

IMG_0133IMG_0132

IMG_0111IMG_0113

IMG_0115IMG_0109

IMG_0112IMG_0123

CameraWorkUmbrellaHỘP HÌNH ẢNH ảnh chụp từ ngã tư đèn đỏ đướI dốc cầu BL
                                               rẽ phảI <từ TPHCM xuống> vô khoảng 1.000m

FilmstripCameraVIDEO + SLIDE SHOW HAPPYLAND

4 video happyland Ben Luc

3 -  CameraFilmstripUmbrellaStorm cloud CƠN MƯA TẠI CẦU BẾN LỨC

FilmstripVIDEO CƠN MƯA TẠI BẾN LỨC

1 VIDEO CON MUA O CAU BEN LUC KEO DAI HON 1g

4 - CameraFilmstripStorm cloudSchoolLỤT  LỘI TẠI Q. BÌNH TÂN VÀ Q. 6 TPHCM SAU CƠN
                                  MƯA NGÀY 10/11/2011

CameraHÌNH ẢNH

CameraWorkHỘP HÌNH ẢNH

FilmstripWorkVIDEO + SLIDE SHOW LỤT TẠI Q.BÌNH TÂN VÀ Q. 6

2 VIDEO LU LUT O TPHCM

5 – BẾN XE BUS CHOLON TPHCM
IMG_0002IMG_0003

IMG_0004IMG_0005

IMG_0006IMG_0008

FilmstripCameraVIDEO + SLIDE SHOW BẾN XE BUS CHOLON TPHCM

1 VIDEO BEN XE CHOLON

PHOTOHOUSE MINH AN  DOI CATTRANGDULICH LICH SU BOUTON CHOP2THOI TRANG KHOA HOC BOUTON CHOP2

6 -  SchoolWorkĐỊA LÝ LỊCH SỬ BẾN LỨC TỈNH LONG AN

Địa lý lịch sử

Có nhiều thuyết về tên gọi địa danh Bến Lức nhưng ý kiến được chấp nhận là: khi những lưu dân người Việt đến định cư tại vùng đất này, thấy có nhiều cây lứt mọc ven sông nên đặt tên là Bến Lứt - bến có nhiều cây lứt mọc. Do cách phát âm của địa phương không phân biệt rõ “lứt” và “lức” nên trong văn bản từ “lứt” biến thành “lức”. Bến Lứt trở thành Bến Lức và được gọi đến ngày nay.

Trước thế kỷ 17, đây là vùng đất chưa được cư dân khai khẩn. Đầu thế kỷ 17, những nhóm người Việt đầu tiên đến định cư và khai vở đất hoang. Cư dân sinh sống, hình thành “nậu”, “thuộc” sống biệt lập với sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn.

Năm 1698, chúa Nguyễn chính thức quản lý, đặt ra Phủ, Dinh, Huyện trên vùng đất mới. Khi đó, huyện Bến Lức nằm trong Huyện Tân Bình, Dinh Phiên Trấn, Phủ Gia Định.

Đến thời Minh Mạng, phần đất của huyện Bến Lức ngày nay thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình và một phần nữa thuộc huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Đến năm 1918, đất này được chính thức trở thành một quận của tỉnh Chợ lớn. Quận này thay đổi nhiều tên qua các thời kỳ khác nhau: Gò Đen, Trung Quận hay Trung Huyện.

Từ năm 1945 – 1954, sau khi Đảng lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa giành được chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945, chưa đầy một tháng sau thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, đánh chiếm lại Sài Gòn, rồi đánh lan ra toàn Miền Nam. Giai đọan này chính quyền của địch và chính quyền kháng chiến của ta đan xen. Về phía địch vẫn giữ nguyên tỉnh Chợ Lớn gồm 4 quận: Gò Đen (Trung Quận), Cần Giuộc, Cần Đước và Đức Hòa. Về phía chính quyền kháng chiến tỉnh Chợ Lớn gồm 4 huyện: Trung Huyện, Cần Giuộc, Cần Đước và Đức Hòa.

Sau hiệp định Giơnevơ 1954 đến đầu năm 1956 chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn giữ nguyên trạng thái ranh giới hành chánh hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn. Về phía ta, tỉnh Long An lúc bấy giờ gồm các huyện: Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành, Bến Lức, Thủ Thừa, Thị xã Tân An; và đến 1959, tổ chức thêm huyện Đức Huệ. Trong 21 năm chống Mỹ cứu nước có những thời kỳ Bến Lức sát nhập với Thủ Thừa thành huyện Bến Thủ rồi lại tách ra. Một số xã như Thạnh Lợi, Thạnh Đức, Nhựt Chánh có thời thuộc huyện Thủ Thừa, Lương Hòa cũng có thời kỳ thuộc Đức Hòa.

Năm 1977 huyện Bến Lức hợp nhất với huyện Thủ Thừa thành huyện Bến Thủ. Năm 1983 huyện Bến Thủ tách ra thành hai huyện: Thủ Thừa và Bến Lức như cũ.

Truyền thống đấu tranh cách mạng

Thời xa xưa, Bến Lức là một trong những nơi có nhiều lò võ. Chính vì vậy, nơi đây đã sản sinh ra nhiều anh hùng yêu nước. Người dân chài Nguyễn Văn Lịch (Nguyễn Trung Trực), vị anh hùng dân tộc của xóm Nghề (nay là ấp 1, xã Thạnh Đức) ven sông Bến Lức, thôn Bình Đức là biểu trưng cao đẹp dám xả thân vì nghiệp lớn với câu nói bất hủ trước khi chết: “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu về kinh tế và văn hóa, con người Bến Lức có nhiều cơ hội trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới. Những năm 20 và 30 của thế kỷ XX, nhân dân Bến Lức đã hưởng ứng và tham gia tích cực vào các hoạt động yêu nước và truyền bá chủ nghĩa Mác trong các “Hội kín” của Nguyễn An Ninh hay cuộc biểu tình rầm rộ đòi giảm sưu thuế do Bà Chánh Thâu dẫn đầu,... và đến cuối năm 1930, Bến Lức vinh dự là nơi thành lập Tỉnh uỷ Chợ Lớn đầu tiên (vùng Năm cây sao, thôn Phước Tĩnh, xã Long Hiệp).

Từ ngày có tổ chức Đảng lãnh đạo nhân dân Bến Lức đã đoàn kết một lòng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia đóng góp vào các cao trào cách mạng 1930-1931, cao trào dân chủ Đông Dương 1936-1939,… Đồng thời vượt qua nhiều khó khăn như thời kỳ thoái trào 1932-1935, thời kỳ khó khăn sau Nam kỳ Khởi nghĩa (1940) để rồi cùng cả nước làm nên Cách mạng tháng Tám (1945) lẫy lừng.

Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc, thực dân những khu căn cứ sát Sài Gòn như Ba Làng, Vườn Thơm - Bà Vụ là một biểu tượng tốt đẹp của cuộc sống mới, là bộ mặt của căn cứ giải phóng. Phát huy truyền thống yêu nước, nhân dân Bến Lức đã vượt qua nhiều gian khổ, hy sinh góp bao xương máu cho nền độc lập dân tộc. Trong quá trình đấu tranh cách mạng ấy nhiều chiến sĩ đồng bào đã ngã xuống cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Những người con ưu tú của quê hương: Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Hữu Thọ, Võ Công Tồn, Mai Thị Non,... mãi là biểu tượng đẹp cho bao thế hệ noi theo. Qua tổng kết thành tích kháng chiến, Huyện Bến Lức vinh dự được phong tặng 2 danh hiệu cao quý là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và Anh hùng Lực lượng An ninh Nhân dân; 14 xã được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang, đặc biệt có 8 cá nhân được nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là niềm tự hào và là di sản tinh thần to lớn của Đảng bộ và Nhân dân Bến Lức.

Phát huy thành tích kháng chiến thời kỳ hoà bình, cán bộ và nhân dân Bến Lức không ngừng đẩy mạnh các phong trào thi đua, yêu nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm liền huyện được công nhận là “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; nhiều bằng khen, cờ thưởng của Thủ tướng Chính phủ và của UBND Tỉnh Long An.

Với những thành tích của 30 năm xây dựng và phát triển nhất là trong sự nghiệp đổi mới, Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa xây dựng quê hương. Huyện ủy xây dựng Nghị quyết lãnh đạo toàn Đảng bộ và nhân dân phấn đấu đạt thành tích cao hơn, toàn diện hơn đề nghị Chủ tịch nước phong tặng đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đây là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân, là sự tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang truyền thống của các thế hệ cách mạng, tạo nên nhiều nét son chói lọi trong truyền thống của Đảng bộ và Nhân dân anh hùng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét